EEAT là gì? Những điều bạn cần biết về EEAT SEO trong Marketing

Khi nhắc đến những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng trang từ Google. Chúng ta không thể nào không kể đến EEAT – Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá nội dung hiệu quả nhất hiện nay. 

Vậy EEAT là gì? Có ý nghĩa như thế nào đối với SEO web. Chúng ta hãy xem những thông tin mới nhất về EEAT qua bài viết được cập nhật bên dưới.

EEAT là gì

EEAT là gì?

Những thông tin website của bạn cung cấp sẽ được Google đánh giá dựa trên những tiêu chí khác nhau. EEAT hiện đang được xem là các tiêu chí giúp Google đánh giá tính hữu ích và phù hợp của website. EEAT là tên viết tắt cho 4 từ tiếng anh đó là:

  • Experience – Trải nghiệm của người dùng
  • Expertise –  Tính chuyên môn
  • Authoritativeness – Tính thẩm quyền
  • Trustworthiness – Độ tin cậy

Trước đây, Google chỉ đánh giá trên 3 tiêu chí là EAT. Tuy nhiên hiện tại đã bổ sung thêm một chữ E – Experience ở đầu tiêu chí đánh giá.

E – Experience là gì?

Đây là một tiêu chí dùng để đánh giá các nội dung trên website về:

  • Comment
  • Đánh giá dịch vụ
  • Bài viết,…

Những nội dung khi hiển thị trên website được đánh giá là mang tính trải nghiệm, kinh nghiệm của người dùng được xem là tiêu chí đánh giá Experience. Đồng thời nội dung này cần cho thấy nó được tạo ra nhờ có kinh nghiệm nhất định về nó.

Khi một nội dung nói đến những trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ. Người xem sẽ đánh giá cao những bài viết mang đến những cảm nhận chân thật nhất. Họ sẽ ưu tiên những nội dung mà người viết đã thật sự sử dụng sản phẩm, dịch vụ,…. Đây là những nội dung liên quan đến những trải nghiệm thực tế và mang tính chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân. Ngoài ra, đối với SEO web, chất lượng nội dung cần độc đáo, không được lặp lại. 

EEAT SEO cho website hiệu quả

E – Expertise 

Website cần thể hiện được tính chuyên môn và kiến thức theo chủ đề và nội dung mà web hướng đến. Khi nội dung của website được xây dựng từ một người không có kiến thức chuyên môn về nội dung được xem là 1 web thiếu Expertise. 

A – Authoritativeness 

Nội dung trên web hoặc người xây dựng nội dung trên web cần phải có thẩm quyền đối với nội dung của web. Khi web hoặc người tạo nội dung không đáng tin cậy, không có thẩm quyền được xem là một web thiếu Authoritativeness. Ví dụ người dùng tải một nội dung liên quan đến marketing trên web du lịch thì được xem là không có thẩm quyển.

T – Trustworthiness 

Gia tăng độ tin cậy là một trong những yếu tố quan trọng trong EEAT. Bởi vì những yếu tố khác dù chiếm tỷ lệ cao nhưng không đạt được sự tin cậy. Web của bạn không thể chiếm được lòng tin của khách hàng và thuật toán của Google sẽ không đánh giá cao bạn. 

Một trong những cách giúp website của bạn nâng cao tính bảo mật và sự tin tưởng của người dùng. Đó là sử dụng chứng chỉ SSL – Secure Sockets Layer nhằm mã hóa dữ liệu giữa máy chủ và trình duyệt, đảm bảo an toàn cho người dùng trên trang web.

Bên cạnh đó, khi đánh giá độ tin cậy bạn cần dựa trên những đặc điểm:

  • Web đang viết gì về chính nó trên trang giới thiệu thông tin hoặc trang hồ sơ
  • Đánh giá của bên thứ ba về website hoặc về người sáng tạo nội dung
  • Những bài viết đang hiển thị trên trang
Gia tăng độ tin cậy cho người dùng chiếm vai trò quan trọng

Tại sao cần có EEAT trong SEO website?

Chúng ta có thể thấy rằng thuật toán của Google luôn luôn thay đổi qua từng năm. Đó là vì Google luôn muốn nâng cao trải nghiệm người dùng trên toàn cầu. Chính vì vậy bạn cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO, trong đó EEAT nên là sự ưu tiên hàng đầu.

Đáp ứng được các tiêu chí EEAT giúp bạn gia tăng cơ hội xuất hiện cao hơn trên SERPs – Search Engine Result Pages (Trang kết quả của công cụ tìm kiếm). Nguyên nhân là do dựa trên EEAT, Google đánh giá được trang web của bạn là đáng tin cậy, hợp pháp. Những nội dung trên trang web bảo vệ người dùng không bị tổn hại. Đảm bảo được chất lượng về nội dung đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Tuy nhiên, EEAT sẽ gây ảnh hưởng đến một số trang web nhất định. Ví dụ như những web có nội dung liên quan đến YMYL – Your Money Your Life, các trang chia sẻ những trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống,…

EEAT giúp tối ưu SEO trên công cụ tìm kiếm

Cách tối ưu EEAT SEO hiệu quả nhất hiện nay cho Website

Chắc chắn SEO bằng EEAT là rất quan trọng đối với website. Ngoài chất lượng nội dung đáp ứng các yếu tố như:

  • Nội dung mang tính xác thực, chính xác và mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người dùng
  • Nội dung mang tính chuyên sâu được sáng tạo bới nhiều chuyên gia, người có chuyên môn, thẩm quyền riêng biệt
  • Nội dung đáp ứng được các nhu cầu tìm kiếm của người dùng và được tạo trên một website bảo mật 

Chúng ta có thể xem qua thêm một số yếu tố giúp tối ưu EEAT hiệu quả như:

Xây dựng thêm trang tác giả

Tùy thuộc vào nội dung của trang web đang hướng đến mà bạn có thể linh hoạt trong việc tạo thêm trang tác giả. Ví dụ đối với web có lĩnh vực liên quan đến Digital Marketing. Bạn có những tác giả chủ yếu thường xuyên viết bài cho website. Lúc đó bạn cần tạo những trang tác giả thể hiện thông tin như:

  • Kinh nghiệm
  • Bằng cấp, chuyên môn
  • Chứng nhận
  • Hình ảnh tác giả,…

Điều này giúp người dùng gia tăng sự tin tưởng và hiểu hơn về người góp phần chia sẻ những thông tin trên trang web của bạn.

Tối ưu thông tin nhà sáng tạo nội dung trên web

Xây dựng nội dung chính xác

Nội dung khi đăng tải trên web cần đảm bảo tính chính xác về thông tin, kiến thức. Đặc biệt là những nội dung mang tính chuyên ngành như y tế, khoa học,… Bên cạnh đó, bạn phải luôn luôn cập nhật nội dung trên trang để làm mới web của bạn.

Xây dựng một số nguồn link tham khảo trong bài viết 

Những bài viết được đăng tải trên website, trong phần nội dung nên chèn thêm một số đường link. Đường link tham khảo được chèn nên có nội dung liên quan đến bài viết trong website của bạn, hoặc có thể hướng đến những trang web uy tín có liên quan đến lĩnh vực của bạn. 

Ví dụ nội dung bài viết liên quan đến EEAT thì có thể chèn thêm một số link như sau:

Our latest update to the quality rater guidelines: E-A-T gets an extra E for Experience  |  Google Search Central Blog  |  Google Developers

E-E-A-T and major updates to Google’s quality rater guidelines (searchengineland.com)

Google E-E-A-T: How To Demonstrate First-Hand Experience (searchenginejournal.com)

Chèn liên kết trong nội dung bài trên web

Kêu gọi khách hàng để lại phản hồi đánh giá

Những phản hồi đánh giá tốt của khách hàng được xem là tiền đề giúp Google đánh giá cao trang web của bạn so với những website khác rất nhiều. Bên cạnh đó, khi người xem chia sẻ những bài viết trên web của bạn trên các nền tảng khác như mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram,…

Đây là một yếu tố tốt giúp Google có những đánh giá tích cực. Chính vì vậy, web của bạn cần có những nhút CTA – Call To Action để kêu gọi khách hàng thực hiện các hành động ngay lập tức như: Đánh giá ngay, Chia sẻ ngay,… Có một lưu ý là bạn không nên làm giả các đánh giá vì Google rất thông minh để nhận biết và có thể phạt bạn.

Đầu tư thiết kế website

Việc thiết kế một website đúng chuẩn sẽ góp phần giúp Google có đánh giá EEAT tốt về web của bạn. Trang web không nên có quá nhiều quảng cáo, popup. Những website không đạt chuẩn UI/UX cũng góp phần ảnh hưởng đến độ tin cậy của website. Vì vậy khi mới tạo web bạn cần tìm cách thiết kế website sao cho thật sự tối ưu nhất.

Web cần hiển thị thông tin liên lạc

Bạn có thể dễ dàng thấy được những website có đầy đủ thông tin liên hệ và hỗ trợ khách hàng. Nó sẽ đáng tin cậy hơn so với những website thiếu các thông tin trên. Thông tin có thể kể đến gồm: 

  • Tên công ty/doanh nghiệp,…
  • Địa chỉ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email,…

Đồng thời web nên thể hiện nút chat trực tuyến giúp khách hàng có thể chat nhanh với bạn bất cứ khi nào.

Quảng bá nội dung web

Quảng bá nội dung website

Mặc dù xây dựng nội dung cho website là cần thiết nhưng như vậy là chưa đủ. Bạn cần phải quảng bá trang đến đúng đối tượng đang hướng đến. Có thể là chạy quảng cáo, chia sẻ trên các nền tảng truyền thông khác,… Điều này sẽ giúp tối ưu hóa xếp hạng tìm kiếm của trang trên Google.

Một số thay đổi quan trọng trong Nguyên tắc đánh giá chất lượng QRG

Google xem EEAT là một trong những yếu tố giúp đánh giá chất lượng của một website. Tuy nhiên, EEAT không phải là yếu tố dùng để xếp hạng website của Google. Nhưng nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm tự nhiên của trang. Ngoài ra, Google hiện nay có một số thay đổi trong Nguyên tắc đánh giá chất lượng QRG – Quality Rater Guidelines như sau:

Tìm hiểu trang web

Trong mục 2.5, Google đã chỉ ra rằng họ sẽ tiến hành quét web để biết được xem ai là chủ sở hữu website và ai là người tạo nội dung trên website. Sau đó Google sẽ tìm kiếm những thông tin liên quan đến chủ sở hữu website.

Trong mục 2.5.2, Nội dung này phân tách rõ ràng hơn giữa chủ sở hữu website và người sáng tạo nội dung bằng một bảng thông tin về:

  • Website được tạo và xây dựng nội dung bởi chủ sở hữu
  • Website được tạo bởi chủ sở hữu nhưng nội dung được xây dựng thông qua người dùng và nhiều tác giả khác
  • Website bao gồm nội dung của các nên tảng xã hội đại diện cho một content creator hoặc một tổ chức
  • Website được tạo bởi nhiều người dùng trong các cuộc thảo luận hay bài đăng trên mạng xã hội
Cập nhật EEAT thay EAT đánh giá chất lượng trang web

Xếp hạng Chất lượng Trang tổng thể

Ở mục 3.0, Google đã cung cấp bảng giúp đánh giá chất lượng web như sau:

  • Đánh giá mục đích thực sự của trang web
  • Đánh giá khả năng gây hại, không đáng tin cậy hoặc spam của trang
  • Nếu web không gây hại, xếp hạng chất lượng dựa trên mực độ đạt được mục đích của trang

Chất lượng của nội dung chính trên web

Ở mục 3.2, thể hiện những tiêu chí giúp đánh giá chất lượng nội dung chính dựa trên 4 điều: 

  • Sự nỗ lực
  • Tính nguyên bản
  • Chuyên môn
  • Tính chính xác

Danh tiếng của web và người sáng tạo nội dung

Trong phần 3.3, Google đã quét nhiều web khác nhau và tìm hiểu chủ đề chính của website là gì. Từ đó đưa ra kết luận về danh tiếng của website. Những wen hướng đến xây dựng nội dung đa dạng nhiều chủ đề mà không tập trung vào một chủ đề nhất định. Có thể được Google đánh giá là thiếu độ tin cậy.

Trong mục 3.3.4, Google cũng đã đưa ra những tiêu chí để xác định danh tiếng cho 3 đối tượng là:

  • Influencer
  • Chuyên gia
  • Các cá nhân không phải là chuyên gia
EEAT chiếm vai trò quan trọng đối với SEO website

Về kinh nghiệm, chuyên môn, thẩm quyền và tin cậy (EEAT)

Điều này được thể hiện trong mục 3.4. Cập nhật về E – Experience và Trust. Riêng trong mục 3.4.1, Google đã cung cấp bảng ví dụ phân tích về việc kinh nghiệm và chuyên môn có cần thiết cho các chủ đề liên quan đến: y tế, tiết kiệm, bỏ phiếu,…

Yếu tố gây hại cho người dùng

Trong phần 4.2, Google đã chỉ ra liệu nội dung có gây hại cho cá nhân và những người khác hay không. Cũng như đưa ra ví dụ về những trường hợp thông tin thiếu căn cứ, không chính xác, mang tính chất xuyên tạc.

Thiếu EEAT

Nội dung được thể hiện ở mục 5.1, Google đã đưa ra được từng vai trò riêng biệt mà từng chữ cái trong EEAT mang đến đối với việc đánh giá chất lượng website.

Trên đây là những giới thiệu về EEAT – tiêu chí giúp Google đánh giá chất lượng website. Cũng như một số thông tin về Nguyên tắc đánh giá chất lượng trang. Hy vọng website và nội dung của bạn sẽ được tối ưu và có thể dễ dàng hiển thị tiếp cận đến người dùng nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Gọi điện ngay