Hiện nay, có nhiều hình thức kinh doanh online dễ dàng kiếm được thu nhập. Trong số đó, kinh doanh theo hình thức dropshipping là phổ biến nhất bởi cách làm đơn giản nhưng có thể mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng. Hình thức kinh doanh dropship kết hợp với sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada tạo nên một công việc kiếm tiền tại nhà phù hợp với nhiều đối tượng.
Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin về dropship Shopee và cách kiếm tiền từ hình thức này. Nếu bạn muốn tìm một công việc đơn giản, linh hoạt và chủ động thời gian thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Dropship Shopee là gì?
Dropship Shopee là khái niệm được ghép bởi hai thành phần là dropshipping và sàn thương mại điện tử Shopee. Trong đó, dropshipping là hình thức kinh doanh mà người bán không cần lưu giữ sản phẩm trong kho hàng của mình bởi vì người bán sẽ chỉ thực hiện các khâu quảng cáo và chốt đơn hàng.
Hình thức này khác với kinh doanh bán buôn, bán lẻ bởi các khâu như chuẩn bị hàng, đóng gói và vận chuyển sản phẩm sẽ do một bên thứ ba thực hiện. Nói một cách dễ hiểu, người bán khi thực hiện dropshipping sẽ không trực tiếp bán hàng mà chỉ là một bên trung gian kết nối giữa người mua hàng và bên cung cấp sản phẩm.
Chính vì thế, có thể trong cả quá trình, người bán dropshipping không thực sự cầm trên tay sản phẩm mình bán cũng như biết được chất lượng hàng thực tế. Nhiệm vụ của người bán hàng dropship có thể được coi là sự kết hợp giữa hai bộ phận marketing và sale.
Từ đó, bạn có thể hiểu được, dropship Shopee là hình thức kinh doanh dropshipping trên Shopee. Bạn không cần có kho trữ hàng hay vốn để nhập hàng mà chỉ cần quan tâm làm sao kiếm được đơn đặt hàng về. Chỉ cần đăng ký tạo một gian hàng trên Shopee, đăng tải các thông tin, hình ảnh về sản phẩm và đợi có người mua là người bán dropship đã có thể có được tiền hoa hồng.
Ưu và nhược điểm của dropship Shopee
Dropshipping là hình thức kinh doanh đã xuất hiện từ khá lâu tại nước ngoài và chỉ mới thịnh hành tại Việt Nam dạo gần đây. Tuy đây là hình thức kinh doanh mới lạ với nhiều ưu điểm lớn nhưng cũng sẽ không tránh khỏi một số điểm hạn chế nhất định.
Người kinh doanh cần nắm rõ các ưu nhược điểm của dropship Shopee để có thể ra quyết định đúng đắn xem có nên lựa chọn hình thức này hay không.
Ưu điểm của drop ship Shopee
Không phải lẽ dĩ nhiên mà hình thức kinh doanh dropship lại phổ biến và được nhiều người lựa chọn đến vậy. Ngay cả tại Việt Nam, dropship Shopee cũng đang dần trở thành hình thức kinh doanh chính của nhiều gian hàng bởi các ưu điểm như:
Không cần nhiều vốn
Với hình thức dropship, người bán hàng có thể bắt đầu kinh doanh kể cả khi số vốn bằng 0. Nếu kinh doanh theo các hình thức thông thường, người bán chắc chắn phải có một lượng vốn nhất định để nhập hàng, để chi trả cho kho chứa hàng, cho nhân viên chuẩn bị đơn, bọc hàng cũng như vận chuyển.
Còn với dropship, người bán sẽ không cần chi trả bất kỳ chi phí nào phía trên nên số vốn phải bỏ ra ít hơn gấp nhiều lần. Có thể người bán sẽ chỉ cần bỏ ra chi phí để mở gian hàng trên Shopee cùng với chi phí ký kết hợp tác với bên cung cấp hàng.
Tiếp cận nhiều khách hàng
Sàn thương mại điện tử Shopee là trung tâm mua sắm online lớn nhất tại Việt Nam. Lượng người truy cập và thực hiện giao dịch mua bán tại sàn cao hơn gấp nhiều lần so với các đối thủ cạnh tranh như Lazada hay Tiki, Sendo,…
Chính vì thế, bạn luôn có khả năng tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng và bán được hàng cao hơn so với các sàn thương mại, các trang mạng xã hội khác. Tuy các cửa hàng trên Shopee cũng cạnh tranh gay gắt với nhau để dành được khách hàng nhưng chỉ cần lựa chọn sản phẩm phù hợp thì bạn sẽ không bao giờ không có đơn đặt hàng.
Đơn giản, dễ triển khai, quản lý
Người bán dropship chỉ cần quảng cáo sản phẩm và tổng hợp đơn hàng gửi cho bên cung cấp nên các công việc tương đối đơn giản. Bạn sẽ không cần quản lý thông tin khách hàng, thông tin đơn hàng, hàng tồn kho, khâu vận chuyển,… nên việc thực hiện sẽ nhẹ nhàng và khối lượng thông tin, công việc cần quản lý cũng sẽ ít hơn.
Việc đăng ký làm dropship Shopee cũng khá dễ dàng bởi Shopee không yêu cầu nghiêm ngặt về các chứng chỉ, giấy phép kinh doanh. Nên dù không phải bên cung cấp hay có sẵn hàng thì bạn vẫn có thể mở gian hàng trên sàn.
Bán đồng thời nhiều sản phẩm
Khi không bị hạn chế bởi vốn và nhân lực, bạn có thể đăng bán nhiều sản phẩm cùng lúc để phục vụ tối đa sở thích, nhu cầu người tiêu dùng. Bạn không cần bỏ tiền để nhập hàng về nên sẽ không có giới hạn về số lượng sản phẩm, số lượng đơn đặt hàng.
Thời điểm cửa hàng của bạn có càng nhiều sản phẩm thì khách hàng sẽ càng yêu thích và càng chốt nhiều đơn bởi họ có nhiều lựa chọn đa dạng hơn. Từ đó, doanh số bán hàng cũng có thể tăng đáng kể.
Tính linh hoạt, chủ động cao
Với dropship, bạn có thể làm việc vào bất cứ thời gian nào, bất cứ địa điểm nào chỉ với thiết bị có kết nối mạng. Bạn chỉ cần ngồi tại nhà, bỏ chút thời gian rảnh đăng sản phẩm và chốt đơn hàng cũng như phản hồi tin nhắn, review, câu hỏi của khách hàng.
Nhược điểm của drop ship Shopee
So với rất nhiều các ưu điểm trên, nhược điểm của hình thức kinh doanh dropshipping cũng không hề nhỏ. Các hạn chế lớn mà người kinh doanh dropship Shopee sẽ phải đối mặt là:
- Cạnh tranh khốc liệt: Bởi dropship là hình thức kinh doanh mà ai cũng có thể thực hiện nên hiện nay, có rất nhiều gian hàng Shopee dropship. Hãy tưởng tượng một sản phẩm bạn đăng bán có đến hàng chục shop khác cũng đăng tải sản phẩm tương tự hoặc giống hệt. Chắc chắn sự cạnh tranh để người mua lựa chọn cửa hàng, sản phẩm của bạn là không hề nhỏ.
- Chính sách của Shopee: Khi đặt hàng trên Shopee, đơn hàng sẽ có thời gian giao hàng dự kiến. Tuy nhiên với dropship, khâu vận chuyển không thuộc quyền kiểm soát của người bán nên rất có khả năng đơn hàng bị giao chậm, dẫn đến việc hủy đơn hoặc đánh giá kém làm ảnh hưởng đến cửa hàng của bạn.
- Uy tín khó kiểm soát: Vì người bán không thực sự sản xuất, sở hữu sản phẩm nên rất có thể chất lượng hàng sẽ không được kiểm chứng, đảm bảo. Nếu bạn kí kết hợp tác với bên cung cấp sản phẩm không uy tín, kém chất lượng thì độ uy tín gian hàng của bạn sẽ giảm sút.
Tuy nhiên, những nhược điểm này hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách lựa chọn cẩn thận, kĩ càng trong quá trình kinh doanh. Người bán dropship cần tính toán lựa chọn sản phẩm phù hợp, có thể cạnh tranh, hợp tác với các đơn vị cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng để không gặp phải các vấn đề trên.
Dropship Shopee phù hợp với những đối tượng nào?
Hình thức kinh doanh dropship vô cùng dễ dàng để bắt đầu với số vốn bỏ ra gần như bằng không nên bất cứ ai cũng có thể lựa chọn. Chỉ cần là người có thời gian rảnh và mong muốn kiếm thêm thu nhập như nhân viên văn phòng, sinh viên, nội trợ thì đều phù hợp với kinh doanh dropship. Điều kiện tối thiểu mà mỗi người bán hàng dropship cần có chỉ là thiết bị di động, máy tính có kết nối mạng.
Tuy phù hợp với đại đa số mọi người như một công việc bán thời gian nhưng để thành công và thực sự thu được tiền từ dropship là điều không hề đơn giản. Như đã nói, sự cạnh tranh trong hình thức kinh doanh này là cực kì cao nên người bán nếu không có kiến thức, hiểu biết thì chắc chắn không thể cạnh tranh nổi.
Để thành công với drop ship đặc biệt là dropship Shopee, người kinh doanh cần trang bị đầy đủ các kiến thức về marketing, quảng cáo cũng như các kiến thức về sàn thương mại điện tử. Bên cạnh đó, cần có kiến thức, kĩ năng để làm tăng đơn hàng, tăng doanh thu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cũng như nhiều kĩ năng mềm khác.
Hướng dẫn cách làm dropship Shopee từ A đến Z
Ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách để bắt đầu kinh doanh dropship trên Shopee. Hãy theo dõi thật cẩn thận để không bỏ qua các lưu ý, thông tin quan trọng khi kinh doanh hình thức này nhé.
Bước 1: Chọn sản phẩm
Đầu tiên, để bắt đầu kinh doanh dropship Shopee, bạn cần lựa chọn một sản phẩm phù hợp để bán. Đây là bước vô cùng quan trọng bởi sự lựa chọn này sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới doanh số bán hàng và lợi nhuận thu được của bạn.
Một sản phẩm phù hợp để bán dropship nên là sản phẩm có cầu thị trường cao như các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, sản phẩm thời trang, văn phòng phẩm. Một vài sản phẩm Shopee dropshipping tại Việt Nam phổ biến như là dropship áo thun, dropship giầy dép, túi xách,… Bạn cũng có thể lựa chọn sản phẩm dựa trên các tiêu chí sau:
- Sản phẩm chủ đạo: Đây là những sản phẩm luôn luôn có nhu cầu cao quanh năm như đồ ăn, đồ dùng hàng ngày,…
- Sản phẩm hot trend: Những sản phẩm theo xu hướng sẽ luôn luôn có người mua bởi nhu cầu cực cao. Tuy nhiên đây cũng là những sản phẩm có tính ngắn hạn bởi khi trend đi qua thì khả năng bán được hàng là rất thấp.
- Sản phẩm mùa vụ: Các sản phẩm quần áo, chăn ga,… sẽ có nhu cầu khác nhau giữa các khoảng thời gian trong năm. Người bán nếu lựa chọn sản phẩm có tính mùa vụ thì nên kết hợp bán nhiều sản phẩm có mùa vụ khác nhau.
Bước 2: Chọn nhà cung cấp
Sau khi đã chọn được sản phẩm mà bạn muốn bán, bước tiếp theo bạn cần tìm kiếm một nhà cung cấp sản phẩm chất lượng và uy tín. Đó có thể là đơn vị sản xuất hoặc đơn vị phân phối sản phẩm. Các nguồn tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm mà bạn có thể tham khảo là:
- Các sàn thương mại điện tử: Các sàn thương mại điện tử tập trung lượng lớn rất nhiều nhà sản xuất, phân phối sản phẩm khác nhau. Chính vì thế, bạn không cần tìm kiếm đâu xa mà ngay tại Shopee cũng có những nhà cung cấp tiềm năng. Hơn thế nữa, vì các đơn vị cung cấp sản phẩm này cũng hoạt động trên sang nên họ hiểu rõ các bước tạo đơn cũng như vận chuyển hàng.
- Các nguồn hàng nước ngoài: Các sàn thương mại điện tử nước ngoài như Taobao, Amazon, Aliexpress,… cũng có rất nhiều nhà cung cấp uy tín với sản phẩm chất lượng và vô cùng đa dạng. Nếu có thể hợp tác với các đơn vị cung cấp nước ngoài, bạn sẽ có uy thế hơn trong nguồn hàng độc lạ cũng như giá thành rẻ.
Bước 3: Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp
Ký kết, đàm phán với nhà cung cấp cũng là một bước vô cùng quan trọng. Người bán liên hệ và trao đổi với nhà cung cấp về các thông tin liên quan đến sản phẩm càng kĩ càng bao nhiêu thì sẽ càng tránh được các rắc rối, vấn đề phát sinh sau này. Một vài thông tin quan trọng mà bạn cần trao đổi với nhà cung cấp như là:
- Mức chiết khấu: Là phần chênh lệch giữa giá bạn phải trả cho đơn vị cung cấp và giá bạn bán cho khách hàng. Đây là thông tin ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người bán dropship Shopee nên bạn cần đàm phán kĩ càng.
- Thông tin về nhà cung cấp: Các thông tin như tên đơn vị, nguồn hàng, kho hàng, vận chuyển, chứng nhận chất lượng,… của nhà cung cấp là những thông tin bạn cần nắm chắc để có thể tư vấn, trả lời khách hàng sau này.
- Quy trình dropship: Sau khi người bán có đơn hàng thì cần liên hệ với ai, như thế nào để chuyển đơn hàng cho đơn vị cung cấp? Quy trình nhận đơn, chuẩn bị hàng, vận chuyển diễn ra như thế nào, trong thời gian bao lâu, cước phí là bao nhiêu cũng là thông tin mà người bán cần quan tâm.
- Thông tin sản phẩm: Chắc chắn rồi, bạn phải nắm rõ các thông tin về sản phẩm như chất liệu, công dụng, xuất xứ, mẫu mã,… thì mới có thể quảng cáo, tư vấn cho khách hàng một cách chuyên nghiệp, hiệu quả
- Các vấn đề phát sinh: Một vài vấn đề khác như nếu giao hàng chậm hay khách hàng không nhận hàng vì lỗi thì phải giải quyết như thế nào, ai sẽ là người chịu trách nhiệm và các chi phí phát sinh,… là câu hỏi mà người bán cần làm rõ.
Bước 4: Tạo gian hàng Shopee
Sau khi đã có được hợp đồng cung cấp hàng từ bên thứ ba, bây giờ người bán có thể bắt đầu thực hiện quy trình bán hàng. Trong đó, bước đầu tiên là bạn cần đăng ký một gian hàng trên Shopee để có thể quảng cáo sản phẩm và tiếp cận khách hàng. Các quy trình để đăng ký gian hàng dropship Shopee bao gồm:
- Bước 1: Truy cập vào trang web của Shopee Việt Nam và chọn mục “Trở thành người bán Shopee”.
- Bước 2: Bấm chọn nút “Đăng ký” và thực hiện điền các thông tin yêu cầu theo hướng dẫn đã có sẵn.
- Bước 3: Xác nhận lại thông tin đã đăng ký qua email, số điện thoại. Đây cũng là kênh để Shopee trao đổi, liên hệ với bạn.
- Bước 4: Hoàn thành đăng ký, bạn có thể đăng tải các thông tin sản phẩm tại gian hàng của mình.
Bước 5: Chốt và xử lý đơn hàng
Với việc hoàn thành đăng ký gian hàng tại Shopee, bạn chỉ cần đăng tải sản phẩm và thực hiện quảng cáo để khách hàng biết đến sản phẩm của bạn. Khi khách hàng đặt hàng, bạn chỉ cần đưa thông tin về đơn hàng cũng như mã vận đơn cho nhà cung cấp để họ thực hiện các bước giao hàng sau đó.
Bên cạnh đó, người bán cần nhắn tin trò chuyện, tư vấn và trả lời các câu hỏi, thắc mắc của khách hàng. Bạn có thể thiết lập chế độ trả lời tự động hoặc dùng các phần mềm chăm sóc khách hàng sẽ đơn giản hóa các công việc này. Đừng quên phản hồi và kiểm soát các bình luận, review của khách hàng về sản phẩm của bạn.
Bước 6: Tối ưu dropshipping Shopee
Cuối cùng, sau khi cửa hàng đã đi vào hoạt động ổn định, người bán cần thực hiện các kế hoạch, chiến lược để tối ưu hóa quy trình dropship Shopee. Đây là việc làm cần thiết để sản phẩm của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, được nhiều đơn đặt hàng hơn. Một số việc mà người bán có thể thực hiện như là:
- Mở rộng kênh bán hàng: Bạn không nên chỉ bán hàng trên Shopee mà nên mở rộng đến cả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram,… Các trang mạng xã hội bao giờ cũng là nơi marketing sản phẩm hữu ích và đem lại hiệu quả cao.
- Tham gia chương trình Shopee: Sàn thương mại điện tử Shopee thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, freeship, giảm giá dành cho người tiêu dùng. Tham gia các chương trình này sẽ giúp bán được nhiều sản phẩm hơn mà bạn vẫn thu được lợi nhuận như thông thường.
- Sử dụng quảng cáo của Shopee: Người bán có thể chi trả cho các gói quảng cáo do Shopee cung cấp. Đây là những gói quảng cáo giúp sản phẩm của bạn được đề xuất, ưu tiên xuất hiện đầu và nhiều hơn trên sàn.
- Tạo voucher khuyến mãi, chương trình ưu đãi riêng cho gian hàng: Việc thường xuyên cung cấp các ưu đãi, khuyến mãi cũng là một cách thu hút nhiều khách hàng hơn đến với gian hàng của bạn.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi đã chia sẻ các thông tin hữu ích để bạn đọc hiểu được dropship Shopee là gì cũng như cách để kinh doanh theo hình thức này. Đây chắc chắn là hình thức kinh doanh cực nhiều ưu điểm mà bạn nên thử khi không có nhiều vốn.