E-commerce là gì? Tổng hợp mọi kiến thức về thương mại điện tử

E-commerce hay thương mại điện tử là một mô hình kinh doanh mới được áp dụng rộng rãi trong khoảng thời gian gần đây. Có thể nói rằng, đây là một “cú nổ” lớn xuất hiện tại khắp các quốc gia trên thế giới, mang đến nhiều cơ hội cho các nhà bán hàng và những trải nghiệm thú vị cho người mua.

Để có cái nhìn tổng quát nhất về Ecommerce, bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết ngày hôm nay.

E-commerce (Thương mại điện tử) là gì?

E-commerce (Electronic Commerce) hay chính xác hơn là thương mại điện tử, là một thuật ngữ nói đến các hoạt động mua bán sản phẩm thông qua dịch vụ trực tuyến. Đây cũng là một mô hình kinh doanh mới được các doanh nghiệp lựa chọn hiện nay.

Mô hình này thuận tiện đến mức bạn có thể mua, bán hàng ở mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí, bạn có thể quảng bá sản phẩm của mình tại nhiều quốc gia trên thế giới. Quá trình mua, bán và giao dịch sẽ được thực hiện hoàn toàn trực tuyến. Hàng hóa sẽ được vận chuyển khi cả hai bên hoàn tất giao dịch với các hình thức như: Tiền mặt, Internet Banking hoặc ví điện tử,…

Một số ngành nghề sử dụng E commerce phổ biến hiện nay có thể kể đến đó là: Thương mại di động, chuyển tiền điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), tiếp thị qua Internet, quản lý chuỗi cung ứng,…

Thương mại điện tử là gì?

Ecommerce Website là gì?

Bên cạnh tìm hiểu E-commerce là gì thì bạn cũng cần hiểu rõ khái niệm Ecommerce Website. Đây chính là thuật ngữ nói về trang thông tin điện tử được thiết lập với mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

E-commerce Website là một trang thông tin điện tử được thiết lập nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh

Từ những năm 1960, thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện của thương mại điện tử với những giao dịch trao đổi dữ liệu trên các trang mạng xã hội. Cho đến thời điểm hiện nay, với sự bùng nổ của các trang mạng xã hội, website và blog,…trên Internet, Ecommerce như được sống lại và thật sự trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Phân biệt eCommerce và eBusiness

eCommerce (Thương mại điện tử) và eBusiness (Kinh doanh điện tử) thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế đây lại là 2 khái niệm khác hoàn toàn.

Về cơ bản, eCommerce sẽ tập trung đến việc mua bán, giao dịch trực tuyến. Trong đó, sẽ có bao gồm các quy trình như: Tương tác với khách hàng, đặt hàng, giao hàng, tiếp thị,…

Không những thế, thương mại điện tử cũng cho phép các doanh nghiệp kết nối hệ thống dữ liệu ở bên trong và bên ngoài một cách tối ưu và hiệu quả nhất. Đồng thời, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà cung cấp và đối tác. Như vậy, có thể đáp ứng trọn vẹn nhu cầu liên tục thay đổi của khách hàng.

Còn đối với eBusiness thì sẽ chú trọng đến việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến để mang đến hiệu quả hoạt động vượt trội hơn. Trong đó, sẽ bao gồm các quy trình nội bộ như: Quản lý hàng tồn kho, quản lý rủi ro, tài chính, quản lý tri thức,…

Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh điện tử cũng phức tạp hơn rất nhiều so với thương mại điện tử. Bởi eBusiness tập trung vào quy trình nội bộ và mục tiêu hàng đầu chính là tiết kiệm tối đa chi phí, cải thiện năng suất và thu về hiệu quả vượt trội. Qua đó, mang đến lợi ích tốt hơn cho khách hàng.

(Tham khảo: “The difference between e-business and e-commerce” – Andrew Bartels)

3 hình thức dịch vụ giao dịch Thương mại điện tử

Mua sắm trực tuyến

Dịch vụ mua sắm trực tuyến dành cho các doanh nghiệp, cửa hàng với mục đích bán lẻ hàng hóa. Thông qua Website, ứng dụng di động hay chatbot,…người mua hàng có thể tìm kiếm sản phẩm và đặt món hàng mà họ yêu thích.

Cung cấp hoặc tham gia vào các thị trường trực tuyến

Thương mại điện tử xử lý doanh số từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng B2C hoặc C2C của bên thứ 3. Đồng thời, hỗ trợ mua, bán sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác (B2B).

Tiếp thị khách hàng trực tuyến

Sự phát triển của công nghệ thời nay đã tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp không chỉ tư vấn khách hàng trên các hoạt động MXH, website chính thức mà còn thông qua hình thức gửi mail hoặc fax.

Nhờ đó mà khách hàng được tiếp cận với nhiều mặt hàng, loại hình sản phẩm có mức giá khác nhau.

Hầu hết các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trên thị trường hiện nay đều có thể được giao dịch mua bán thông qua thương mại điện tử. Từ sách vở, mỹ phẩm, quần áo, đồ dùng cá nhân, vé máy bay…Mọi thứ đều xuất hiện trên Internet và dễ dàng tiếp cận đối với người dùng.

Dịch vụ tiếp thị khách hàng trực tuyến

Các loại hình hoạt động của Ecommerce

Sẽ có 5 loại hình hoạt động của Thương mại điện tử mà bạn cần nắm rõ bao gồm:

Thư điện tử

Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và cơ quan Chính phủ,…Họ sử dụng thư điện tử giống như một hình thức trao đổi trực tuyến thông qua kết nối mạng Internet. Hiểu một cách dễ dàng hơn thì thư điện tử chính là tên gọi khác của email (Electronic Mail).

Thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử (Electronic Payment) là một hình thức thanh toán một dịch vụ nào đó bằng giao dịch trực tuyến. Ví dụ: Khi bạn mua sản phẩm trên sàn thương mại điện tử Shopee, bạn có thể lựa chọn hình thức thanh toán trực tuyến bằng cách chuyển tiền trực tiếp bằng thẻ ngân hàng hay ví điện tử,…

Thanh toán điện tử được thực hiện khi khách hàng giao dịch trực tuyến

Với sự phát triển của thương mại điện tử như ngày nay, thanh toán điện tử đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực mới có thể kể tên đó là: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính, ví điện tử, tiền lẻ điện tử,…

Trao đổi dữ liệu điện tử

Thường được biết đến tên gọi Tiếng Anh là electronic data interchange, viết tắt là EDI. Đây là một hình thức trao đổi dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”. Các dữ liệu sẽ được truyền giữa máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác. Thậm chí là qua công ty hoặc các đơn vị kinh doanh có hợp đồng thỏa thuận buôn bán với nhau.

Truyền dung liệu

Dung liệu (Content) chính là những tài liệu có nội dung liên quan đến hàng hóa số. Giá trị thực của chúng không được xác định ở vật mang tin mà là ở chính nội dung của chúng. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay đã giúp hàng hóa số có thể truyền đi dưới hình thức giao qua mạng.

Mua bán hàng hóa hữu hình

Thương mại điện tử trở nên phổ biến kéo theo sự phát triển của các hình thức kinh doanh trực tuyến. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi mọi người không thể trực tiếp ra ngoài mua sắm vì sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thương mại điện tử đã lên ngôi.

Mua bán hàng hóa hữu hình trở nên đơn giản hơn khi có thương mại điện tử

Người mua hàng dần hình thành thói quen mua sắm trực tuyến từ quần áo, đồ ăn hàng ngày cho đến những tài sản có giá trị lớn. Cho đến thời điểm hiện nay, khi dịch bệnh đã được kiểm soát phần nào, mọi người vẫn giữ thói quen mua sắm online tại các sàn thương mại điện tử hoặc các trang mạng xã hội.

Chính vì lẽ đó mà Internet đã trở nên quyền lực và dần trở thành công cụ để cạnh tranh mua bán hàng hóa hữu hình.

Tầm quan trọng của Ecommerce trong thời đại công nghệ 4.0

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo nên một bước tiến lớn trong lịch sử loài người. Đây chính là thời đại của công nghệ thông tin, nơi mọi người có thể ứng dụng những thành tựu công nghệ trong các lĩnh vực.

Cũng nhờ đó mà Ecommerce phát triển nhanh như vũ bão và trở thành xu hướng của thời đại ngày nay.

Thương mại điện tử không chỉ giúp công việc kinh doanh bứt phá ra khỏi những rào cản về mặt địa lý, thời gian mà còn cho phép khách hàng thỏa sức mua sắm mọi lúc. Dù bạn đang ở đâu, đang làm gì, chỉ cần có cho mình một thiết bị điện tử thông minh có kết nối ổn định với Internet, bạn có thể tìm thấy mọi sản phẩm mà mình muốn mua.

Tầm quan trọng của thương mại điện tử trong thời đại công nghệ 4.0

Sau khi lựa chọn được sản phẩm yêu thích, bạn chỉ cần thực hiện giao dịch trực tuyến để hoàn tất quá trình mua hàng. Sản phẩm sẽ được giao đến cho bạn bởi đơn vị vận chuyển.

Do đó, có thể thấy Ecommerce giúp kết nối người mua và người bán dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Thậm chí, thương mại điện tử còn hỗ trợ các nhà bán hàng tiết kiệm nhiều chi phí và cắt giảm đi nhiều khâu không cần thiết. Nhờ vậy, các đơn vị kinh doanh có thể đưa ra mức giá tốt hơn cho người mua và mang đến một trải nghiệm mua hàng đáng nhớ trên không gian mạng.

Đánh giá ưu, nhược điểm của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

Khi mua hàng sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến, bạn cũng đã góp phần nhỏ vào sự phát triển của thương mại điện tử.  Tuy nhiên, điều này vừa mang đến lợi ích và hạn chế đến cho các doanh nghiệp, chi tiết như sau:

Ưu điểm

  • Không giới hạn khoảng cách: 

Đối với hình thức kinh doanh trước đây, khi muốn tập trung vào một thị trường nào đó, doanh nghiệp cần mở thêm một chi nhánh hoặc thuê mặt bằng để xây cửa hàng vật lý. Như vậy, khách hàng mới biết đến thương hiệu và các sản phẩm mà công ty cung cấp.

Tuy nhiên, đối với thương mại điện tử, điều này là không cần thiết. Bởi bạn có thể xây dựng cửa hàng của mình ngay trên không gian mạng. Mọi giới hạn khoảng cách giữa bạn và khách hàng sẽ được xóa bỏ hoàn toàn.

Cửa hàng ảo của bạn sẽ được biết đến bởi người mua đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Và đương nhiên, bạn cũng có thể cung cấp sản phẩm đến cho mọi khách hàng dựa vào hình thức giao dịch trực tuyến và các đơn vị vận chuyển.

  • Không giới hạn truy cập:

Khi sở hữu một cửa hàng ảo, bạn có thể truy cập vào bất cứ lúc nào để kiểm tra tình hình kinh doanh. Chỉ cần duy nhất một chiếc điện thoại hoặc một chiếc máy tính có kết nối Internet, bạn có thể giám sát hoạt động của cửa hàng một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.

Thậm chí, nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh doanh online, nhiều công cụ hỗ trợ đã được ra đời giúp chủ cửa hàng: Nhắn tin với khách hàng tự động, chăm sóc khách hàng, báo cáo doanh thu,…

  • Không giới hạn thời gian:

Trong khi các cửa hàng vật lý đều bị giới hạn thời gian giờ mở và đóng cửa thì đối với cửa hàng ảo lại không như vậy. Bạn có thể truy cập 24/7, kể cả các ngày nghỉ, ngày lễ,…đều có thể xem các mẫu sản phẩm mà mình yêu thích trên cửa hàng. Đây cũng chính là sự tiện lợi mà các cửa hàng truyền thống không thể đem lại.

  • Quản lý hàng tồn kho tự động:

Với các công cụ hỗ trợ kinh doanh online hiện nay, các nhà bán hàng có thể quản lý hàng tồn kho tự động mà không cần quá nhiều nhân lực. Nhờ đó mà chi phí vận hành và quản lý hàng tồn kho cũng giảm đi đáng kể, mang đến rất nhiều lợi ích cho đơn vị kinh doanh.

Những ưu điểm đáng chú ý của E-commerce

Nhược điểm

  • Lòng tin của khách hàng:

Trên thực tế hiện nay, để có được lòng tin của khách hàng đối với các sản phẩm bán online thực sự là một thử thách lớn đối với các doanh nghiệp. Bởi khách hàng không thể biết chắc rằng sản phẩm được gửi đến có thật sự đúng với món hàng mà họ yêu cầu hay không.

Bên cạnh đó, các vấn đề như: Màu sắc, kích cỡ, hình dáng,…cũng sẽ không giống như mô tả sản phẩm mà doanh nghiệp đặt trên các gian hàng online. Đã có rất nhiều trường hợp khách hàng mua sắm online không đúng ý hoặc bị lừa.

Chính vì vậy, các đơn vị phải xây dựng thương hiệu uy tín, có được những đánh giá tốt trên các cửa hàng ảo của mình để có được lòng tin của khách hàng. Bạn sẽ cần bỏ ra nhiều công sức, thời gian cũng như chi phí để làm điều này.

  • Sự cố kỹ thuật:

Đa số những chủ shop tham gia vào E-commerce đều là những người không rành về công nghệ. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh online sẽ không thể nào tránh khỏi những sự cố kỹ thuật như: Virus tấn công, hacker đánh sập web, muốn thay đổi giao diện web,..

Chính vì thế, sẽ rất bất tiện nếu như chủ cửa hàng không có kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin.

Dù vậy, vấn đề này cũng đã được giải quyết bởi các dịch vụ sàn thương mại điện tử được cung cấp trên thị trường hiện nay. Bạn có thể liên hệ đến các đơn vị cung cấp dịch vụ như của Doanh nghiệp số để được hỗ trợ về vấn đề này.

  • Đối thủ cạnh tranh:

Ecommerce dần trở thành sân chơi dành cho các nhà quảng cáo, nhà bán hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Sẽ có rất nhiều đối thủ mà bạn phải đối mặt khi tham gia vào thị trường này. Và để trở nên nổi bật so với đối thủ, bắt buộc bạn phải có sự đầu tư về chi phí và các chiến lược Marketing nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

  • Giao dịch thanh toán:

Đúng là khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử, khách hàng và người bán được hỗ trợ với rất nhiều hình thức giao dịch khác nhau. Tuy nhiên, có một hình thức giao dịch gây ra rủi ro lớn đối với các nhà bán hàng, đó chính là COD – Hình thức nhận hàng rồi mới thanh toán.

Bạn sẽ xử lý thế nào khi khách hàng bùng hàng, không thanh toán? Đây cũng chính là rủi ro lớn nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi kinh doanh online.

COD là hình thức thanh toán mang nhiều rủi ro đến người bán hàng

TOP 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam bạn cần biết

Với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã biết rõ về Ecommerce. Và ngay sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn TOP 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam ở thời điểm này:

Shopee

Shopee chính là sàn thương mại điện tử có số lượng truy cập lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với nhiều ưu điểm nổi bật, sàn đã chinh phục được lòng tin và sự yêu mến của người dùng.

Bên cạnh đó, Shopee sở hữu những chiến lược Marketing đặc sắc, cực kỳ thu hút người dùng, đặc biệt phải kể đến chương trình tiếp thị liên kết Shopee. 

Chính vì vậy, thương hiệu Shopee đã trở nên nổi tiếng và nhận được sự quan tâm của không chỉ người mua hàng mà còn cả những Influencer, KOLs và các nhà bán hàng.

Shopee là sàn TMĐT có lượng truy cập lớn nhất hiện nay

Tiki

Tiki được biết đến là một sàn giao dịch thương mại điện tử chuyên về các giao dịch văn phòng phẩm như: Sách vở, dụng cụ vẽ, dụng cụ học tập, truyện,…Hiện nay, Tiki đang dần mở rộng sang nhiều mặt hàng khác bao gồm: Thiết bị điện tử, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,…

Trong suốt 11 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Tiki đã để lại dấu ấn lớn đối với người mua hàng trên cả nước. Và trong những năm tiếp theo, hứa hẹn Tiki sẽ bùng nổ và mang đến nhiều sản phẩm độc đáo hơn.

Tiki nổi tiếng là sàn thương mại chuyên về các giao dịch văn phòng phẩm

Lazada

Lazada là sàn thương mại điện tử gia nhập vào thị trường nước ta từ năm 2012. Điều đáng chú ý về kênh mua sắm này đó là có nguồn vốn nước ngoài lớn và thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba.

Cũng giống với các sàn thương mại điện tử khác, Lazada tập trung vào sản phẩm ở đa dạng lĩnh vực. Tuy nhiên, ở thời gian đầu, Lazada không được đánh giá cao trên thị trường. 

Với sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ, ở thời điểm hiện nay, Lazada đã trở thành một trong TOP các sàn TMĐT hàng đầu tại Việt Nam.

Lazada là một trong những sàn TMĐT lớn hàng đầu tại Việt Nam

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn về E-commerce (Thương mại điện tử). Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh đầy hấp dẫn và thú vị này. Chúc các bạn thành công khi tham gia vào thị trường ecommerce in vietnam.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Gọi điện ngay