Google Ads là một công cụ tuyệt vời giúp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trực tuyến hiệu quả và thu hút nhiều khách hàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, đôi khi các nhà quảng cáo gặp phải những sự cố không mong muốn như tài khoản Google Ads bị tạm ngưng do vi phạm chính sách hoặc lỗi kỹ thuật. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của bạn. Chính vì vậy, trong bài viết này, Doanh Nghiệp Số sẽ cung cấp cho bạn những lỗi khiến tài khoản Google Ads bị tạm ngưng chi tiết ở dưới đây để bạn có thể nắm rõ và biết cách khắc phục hiệu quả.
Lỗi 1: Phần mềm độc hại
Lỗi này xảy ra khi website của bạn bị nhiễm virus. Nguyên nhân khiến trang web của bạn xuất hiện virus có thể do: Plugin nhiễm mã độc, server bị nhiễm mã độc,…Và đối với trường hợp này, khi quảng cáo bạn sẽ nhận được thông báo như sau:
Đây là lỗi khá khó sửa. Bởi Google sẽ yêu cầu bạn quét, xóa virus rồi mới được chạy quảng cáo. Tuy nhiên, họ cũng không biết chính xác virus bắt nguồn từ đâu nên nhà quảng cáo gặp phải rất nhiều khó khăn khi dính lỗi này.
Dù vậy, vẫn có cách để khắc phục lỗi phần mềm độc hại. Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào công cụ: https://sitecheck.sucuri.net rồi thực hiện lần lượt như sau:
- Điền URL trang web của bạn.
- Xóa đi các plugin hoặc theme mà bạn nghi ngờ.
- Backup lại các thư mục Wp contents, WordPress rồi cài lại toàn bộ WordPress.
- Quét thư mục Wp contents và xóa đi những plugin không cần thiết.
- Chú ý đến những từ khóa liên quan đến virus như base64 để xóa.
Sau khi xử lý xong virus, bạn liên hệ đến Google để họ xem xét và mở tài khoản lại cho bạn bằng cách điền thông tin vào link support sau:
https://support.google.com/google-ads/gethelp?hl=vi&visit_id=638172481181881688-1656611086&rd=1.
Thời gian phản hồi của Google sẽ mất vài ngày nên bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi kết quả nhé.
Lỗi 2: Nội dung gây hiểu lầm
Lỗi này thường xảy ra đối với quảng cáo liên quan đến lĩnh vực: Thuốc, thực phẩm chức năng, dịch vụ,…Trong đó, nhà quảng cáo không trung thực hoặc làm quá tác dụng của sản phẩm/dịch vụ như:
- Quảng cáo vé máy bay ghi: Giá rẻ nhất, tốt nhất,…Đây đều là những từ ngữ Google không thể xác định nên sẽ cho vào lỗi gây hiểu nhầm.
- Quảng cáo thực phẩm đông y ghi: Cam kết trị hết bệnh, trị khỏi bệnh 100%,…Chẳng có loại thuốc nào có thể trị khỏi bệnh 100% nên Google sẽ cho vào lỗi nội dung gây hiểu lầm.
Tuy nhiên, chúng không ảnh hưởng quá nhiều đến tài khoản quảng cáo của bạn mà thay vào đó bạn sẽ chỉ bị tạm ngừng chiến dịch quảng cáo mà thôi.
Để khắc phục lỗi này, bạn cần thay thế các cụm từ khác phù hợp hơn cho chiến dịch quảng cáo của mình. Ví dụ: Dịch vụ tốt nhất thì bạn có thể thay bằng chăm sóc khách hàng nhiệt tình, hỗ trợ 24/7,…
Lỗi 3: Số dư chưa thanh toán
Đây là lỗi liên quan đến giao dịch thanh toán của chủ tài khoản với Google. Dù bạn đã thanh toán đầy đủ nhưng khi truy cập vào hệ thống quảng cáo Adwords vẫn xuất hiện dòng chữ “Tài khoản của bạn bị tạm ngưng – Tài khoản của bạn có số dư chưa thanh toán”.
Thực chất đây không phải là lỗi mà là do hệ thống chưa cập nhật thanh toán. Bạn hãy chờ khoảng 30 phút để quảng cáo sẽ chạy và khoảng 4 – 8 tiếng để thông báo lỗi thanh toán mất hoàn toàn nhé.
Lỗi 4: Thanh toán đáng ngờ Google Ads
Nếu thẻ thanh toán của bạn bị đánh dấu thì Google Ads sẽ gửi thông báo lỗi thanh toán đáng ngờ về địa chỉ Email của bạn. Có thể nói, đây chính là lỗi gây thiệt hại nặng nhất cho MCC.
Một số nguyên nhân thường gặp như sau:
- Khi chủ tài khoản quảng cáo sử dụng các dịch vụ nạp tiền quảng cáo chiết khấu. Lý do: Bạn dùng thẻ của người khác nạp tiền vào tài khoản.
- Khi chủ tài khoản sử dụng thẻ ngân hàng chính chủ nhưng thẻ này lại được dùng cho nhiều tài khoản khác nhau. Nếu một trong những tài khoản của bạn bị lỗi thì các tài khoản liên kết khác cũng sẽ bị khóa hết. Vì vậy, bạn cần quản lý MCC tuyệt đối không chia sẻ quyền quản lý thanh toán cho khách hàng.
- Khi chủ tài khoản sử dụng thẻ nhưng không thêm bất kỳ loại thẻ nào khác. Lý do: Đây là lỗi do domain đã bị đánh dấu, bạn cần liên hệ với Google để yêu cầu gỡ domain ra trước.
- Khi chủ tài khoản dùng thẻ mới cùng domain mới thì địa chỉ IP của bạn sẽ bị đánh dấu. Lúc này, bạn cần thiết lập chiến dịch quảng cáo ở 1 nơi khác để khắc phục nhé.
- Tên chủ tài khoản thẻ ngân hàng khác với tên tài khoản Google Adwords.
- Chủ tài khoản bị đình chỉ do vi phạm một số chính xác khác.
- …
Tùy vào trường hợp mà tài khoản của bạn mắc phải mà bạn hãy tìm đến một biện pháp xử lý phù hợp như:
- Cập nhật chi tiết thanh toán: Điền vào những thông tin còn thiếu trong biểu mẫu thanh toán của Google Ads.
- Liên hệ với ngân hàng: Gọi điện đến bộ phận CSKH của ngân hàng, giải thích toàn bộ tình huống xem họ có biết đang xảy ra vấn đề gì với thẻ của bạn hay không. Tiếp theo, bạn cần xác minh địa chỉ của chủ thẻ và tên có trong hồ sơ để đảm bảo tất cả thông tin trong ngân hàng khớp với tài khoản Adwords.
- Thêm cổng thanh toán thay thế: Bạn hãy thêm một cổng thanh toán thay thế làm phương thức dự phòng mỗi khi Google gặp sự cố trong quá trình xác minh cổng thanh toán thẻ chính của bạn.
- Nộp đơn khiếu nại: Nếu bạn cho rằng việc Google tạm ngưng tài khoản của bạn là sai thì hãy gửi đơn kháng cáo. Trước khi gửi đơn, bạn cần đảm bảo những điều sau:
- Thêm cổng thanh toán dự phòng.
- Tất cả thông tin thanh toán đều đã đầy đủ và chính xác.
- Lý do tại sao việc tạm ngưng tài khoản Google Ads của bạn là sai.
- Thẻ bạn đang sử dụng là gì và tại sao bạn cho rằng đây là phương thức thanh toán được chấp nhận nhiều nhất.
Lỗi 5: Vi phạm chính sách phá vỡ hệ thống
Lỗi vi phạm chính sách phá vỡ hệ thống Google Ads gây ra rất nhiều khó khăn đối với các nhà quảng cáo hiện nay. Bởi chúng khá mơ hồ và không có cách xử lý cụ thể.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên nắm rõ nguyên nhân phát sinh ra lỗi này là như thế nào để có biện pháp xử lý phù hợp.
Một vài lý do thường gặp khiến tài khoản của bạn bị tạm ngưng như sau:
- Website của bạn đã bị khóa nhiều lần trước đây vì không thanh toán cho Google.
- Thực hiện chiến dịch quảng cáo website với thẻ bị khóa.
- Quảng cáo gian lận, ví dụ: Website tải file trên di động.
- Quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bị cấm như: Tiền ảo,…
Lỗi 6: Lỗi tránh né hệ thống
Đây là lỗi mà các nhà quảng cáo thường gặp trong quá trình chạy Ads. Google sẽ tạm ngưng tài khoản quảng cáo của bạn nếu như phát hiện bạn tham gia vào những hoạt động có mục đích tránh né, gây trở ngại cho hệ thống và quy trình quảng cáo của Google.
Nguyên nhân phổ biến khiến các nhà quảng cáo gặp phải lỗi này đó là:
- Kỹ thuật che dấu.
Ví dụ: Nhà quảng cáo chuyển hướng người dùng đến nội dung không tuân thủ quy định của Google Ads. Hay nhà quảng cáo sử dụng DNS động để chuyển sang website/nội dung quảng cáo khác,…
- Vi phạm chính sách quảng cáo Google Ads nhiều lần.
- Gửi thông tin sai lệch trong quá trình xác minh.
>>> Tham khảo chi tiết: Lỗi tránh né hệ thống Google Ads
Lỗi 7: Tạm ngưng vì dư nợ quá hạn
Đây là lỗi phát sinh ở những tài khoản trả sau và khi chủ tài khoản nợ tiền quảng cáo của Google.
Hệ thống Google Ads hỗ trợ người dùng với nhiều hạn mức nợ khác nhau, từ 800.000 VND, 1.600.000 VND cho đến 8.000.000 VND. Nếu chủ tài khoản nợ quá hạn thì các chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ bị tạm dừng cho đến khi bạn thanh toán đầy đủ cho Google.
Lưu ý: Nếu bạn dùng tài khoản chạy nợ cho khách hàng nhưng sau đó lại bỏ tài khoản thì lúc này domain sẽ bị đánh dấu và dẫn đến lỗi vi phạm chính sách phá vỡ hệ thống.
Lỗi 8: Vi phạm chính sách hàng giả
Google Ads nghiêm cấm bán hoặc quảng cáo các loại hàng giả: Hàng giả có nhãn hiệu, mặt hàng có những đặc điểm giống hệt hoặc về căn bản là không thể phân biệt được với nhãn hiệu của một mặt hàng khác. Đáng chú ý, chính sách hàng giả cũng áp dụng cho nội dung của quảng cáo và trang web/ứng dụng của bạn.
>>> Tham khảo chi tiết chính sách hàng giả của Google Ads.
Lỗi 9: Lỗi lạm dụng mã khuyến mãi
Nhằm gia tăng việc sử dụng và đầu tư vào các sản phẩm quảng cáo, Google đã đưa ra các mã khuyến mãi đặc sắc. Từ đó, thu hút thêm nhiều khách hàng, cũng như trợ giúp đối tác tạo ra các khả năng mới nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
Hiện phần thưởng khuyến mãi này chỉ được cung cấp cho các nhà quảng cáo và các đại lý quảng cáo có đủ điều kiện tham gia.
Dựa vào mức chi tiêu thực tế hoặc chi tiêu dự đoán của chủ tài khoản mà Google sẽ quyết định giá trị của những phần thưởng khuyến khích.
Ví dụ: Những nhà quảng cáo tham gia vào chương trình khuyến khích cho quảng cáo hiển thị hình ảnh và video thì có thể nhận được phần thưởng dựa trên mức chi tiêu cho quảng cáo hoặc các khoản đầu tư được thực hiện để nâng cao hiệu suất quảng cáo.
Phần thưởng có thể bao gồm:
- Tiền mặt
- Ưu đãi giảm giá
- Lượt hiển thị miễn phí
- Quyền sử dụng khoảng không quảng cáo đặc biệt
Nếu người dùng vi phạm chính sách này, tài khoản quảng cáo Google Adwords của bạn sẽ bị tạm ngưng và toàn bộ quảng cáo đang chạy sẽ bị ngừng. Đồng thời, Google Ads cũng sẽ không chấp nhận thêm bất kỳ quảng cáo nào từ bạn nữa. Mọi tài khoản liên quan có thể bị tạm ngưng vĩnh viễn và các tài khoản mới cũng sẽ bị tạm dừng khi thiết lập.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ về chính sách này, xin hãy liên hệ đến nhóm chăm sóc của Google Ads qua đường link sau:
Lỗi 10: Không tuân thủ chính sách Google Ads
Khi một trong những quảng cáo của bạn vi phạm chính sách của Google Ads thì bạn cần xem xét và chỉnh sửa kỹ nếu không muốn tài khoản Adwords bị tạm ngưng. Sau khi chỉnh sửa xong, hệ thống quảng cáo sẽ kiểm duyệt và cho phép chạy lại khi mọi chi tiết của quảng cáo đã tuân thủ đúng chính sách Google Ads.
Tuy nhiên, nếu tài khoản của bạn đã bị tạm ngưng thì lúc này hãy gửi kháng nghị đến Google để hệ thống xem xét thêm.
Lưu ý: Quảng cáo của bạn bị từ chối vì có vấn đề với trang đích thì bạn cần sửa trang đích rồi mới gửi kháng nghị đến Google nhé.
>>> Tham khảo chi tiết cách khắc phục lỗi không tuân thủ chính sách Google Ads
Như vậy, chúng tôi đã liệt kê 10 lỗi thường gặp khiến tài khoản Google Ads bị tạm ngưng. Hy vọng rằng các bạn đã trang bị được thêm nhiều kiến thức bổ ích và có thể tránh được những lỗi này trong quá trình chạy quảng cáo trên Google Adwords.