Landing Page (Trang đích) là yếu tố cực kỳ quan trọng trong Marketing thời 4.0 hiện nay. Nhờ vào Landing Page mà doanh nghiệp có thể thu thập thông tin khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu,…Dù mang đến rất nhiều lợi ích nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đặt trang đích lên làm ưu tiên. Và đương nhiên, điều này cũng gây ra một số bất lợi nhất định cho doanh nghiệp.
Nếu bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội có được vị thế cạnh tranh tốt trên thị trường thì nhất định phải tham khảo ngay các cách tối ưu Landing Page chúng tôi đề cập tại đây nhé.
Tối ưu Landing Page là như thế nào?
Để hiểu rõ tối ưu Landing Page là gì, trước hết, bạn cần phải nắm rõ các khái niệm liên quan đến Landing Page và Conversion Rate.
Landing Page là gì?
Landing Page (Trang đích) được biết đến là một trang web đơn, được thiết kế để sử dụng cho các chiến dịch Marketing hoặc quảng cáo. Trang đích thường có nội dung hấp dẫn, cuốn hút nhằm dẫn dắt và thuyết phục người xem thực hiện hành động chuyển đổi cụ thể hay đơn giản hơn chỉ là giữ chân khách hàng ở lại trang.
Qua đó, ta cũng có thể hiểu rằng mục đích chính của Landing Page đó chính là làm tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm chi phí Marketing, bán hàng cho doanh nghiệp.
Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi là gì?
Tỷ lệ chuyển đổi được hiểu đơn giản là khả năng biến đổi các hành động của khách hàng tiềm năng như: Truy cập website, thêm vào giỏ hàng, Like Fanpage,…thành hành vi mua hàng, đăng ký nhận thông tin về sản phẩm.
Cũng chính vì thế mà tỷ lệ chuyển đổi phản ánh mức độ hiệu quả của một chiến dịch Marketing hoặc quảng cáo.
Vậy tối ưu Landing Page là gì?
Dựa vào các khái niệm ở trên, ta có thể hiểu tối ưu Landing Page là việc đề cập đến quá trình cải thiện từng yếu tố trên trang đích của doanh nghiệp như: Nội dung, hình ảnh, nút CTA, mức độ thân thiện với người dùng,…
Landing Page càng được tối ưu thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ càng tăng cao. Không chỉ vậy, Landing Page còn ảnh hưởng trực tiếp đến điểm quảng cáo. Do đó, việc tối ưu trang đích là một công việc rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và có được lượng truy cập website tự nhiên.
Landing Page có quan trọng với quảng cáo không?
Landing Page thường được sử dụng trong các chiến dịch Marketing, quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp mong muốn. Do đó, có thể khẳng định rằng trang đích là một yếu tố cực kỳ quan trọng và cần được sử dụng trong các chiến dịch với các lý do sau:
Landing Page là phần tiếp theo của quảng cáo
Khi tìm kiếm các từ khóa trên nền tảng Google, Facebook, Instagram hay Youtube, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều quảng cáo khác nhau. Khi click vào những quảng cáo này, bạn sẽ được dẫn đến một website mới hay chính xác hơn là Landing Page.
Tại đây sẽ hiển thị đầy đủ nội dung quảng cáo, truyền tải rõ thông điệp để cung cấp những thông tin có giá trị cho khách hàng.
Thúc đẩy hành vi mua hàng của khách
Nếu nhà quảng cáo dẫn khách hàng đến Landing Page thành công thì giờ đây tỷ lệ mua hàng sẽ tăng cao hơn rất nhiều. Bởi mọi trang đích đều được thiết kế với mục đích tác động, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình mua hàng của khách với nội dung cuốn hút cùng nút CTA nổi bật.
Mang đến trải nghiệm thoải mái cho khách hàng
Có thể nói, Landing Page là một trang web giúp tối ưu trải nghiệm mua hàng online của khách hàng. Bạn có thể tìm mọi thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm/dịch vụ trên trang đích. Không chỉ vậy, khách hàng cũng có thể đăng ký để nhận ưu đãi bằng cách cung cấp SĐT, Gmail hoặc nhận tư vấn trực tiếp của nhân viên doanh nghiệp trên giao diện website.
8 bí quyết tối ưu Landing Page bạn nhất định phải thử!
Dù bạn là người có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm thiết kế Landing Page thì việc tạo ra một Landing Page hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên luôn là điều không thể. Cần phải đưa trang đích vào hoạt động và theo dõi để biết cần khắc phục, cải thiện ở đâu. Bạn sẽ phải đánh giá và phân tích dữ liệu thực thu được ở trên trang đích nhằm tối ưu hiệu quả.
Bên cạnh đó, ngoài thực hiện những bước quan trọng trên, thì các bạn cũng có thể tham khảo một số bí quyết tối ưu trang đích mà chúng tôi tổng hợp sau đây:
Tối ưu tên miền
Điều đầu tiên mà bạn cần thực hiện để tối ưu tên miền. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu về SEO và thiết kế Landing Page để có được kết quả tốt nhất. Do đó, lời khuyên dành cho bạn đó là sử dụng dịch vụ từ bên thứ 3 như tại Doanh Nghiệp Số. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tối ưu tên miền và thiết kế Landing Page đúng tiêu chuẩn. Cam kết tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google sau khi triển khai kế hoạch.
Không chỉ vậy, việc sở hữu tên miền được tối ưu còn giúp tăng mức độ tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu. Qua đó, tăng tỷ lệ ở lại trang, nâng cao hiệu quả chuyển đổi một cách dễ dàng nhất.
Áp dụng các phương pháp xây dựng content chất lượng
Làm thế nào để xây dựng content chất lượng trên Landing Page? Đây sẽ là một câu hỏi khó nếu như các nhà quản trị không biết đến các công thức viết bài content sau đây:
Công thức A.I.D.A
A.I.D.A là một công thức sáng tạo nội dung bán hàng với 4 yếu tố chính bao gồm:
- Attention (Thu hút)
- Interest (Thích thú)
- Desire (Khao khát)
- Action (Hành động)
Dựa trên công thức này, content writer sẽ xây dựng được một bài viết hoàn chỉnh với các phần khác nhau. Lưu ý: Điều quan trọng nhất là mang đến giá trị, thông tin hữu ích cho khách hàng. Không nên quảng cáo quá nhiều, gây “ức chế” đối với người đọc. Người viết content chỉ nên lồng ghép quảng cáo vào phần cuối – Action để thúc giục khách hàng thực hiện hành vi chuyển đổi.
Công thức P.A.S
P.A.S là viết tắt của cụm từ Problem – Agitate – Solve. Trong đó, ý nghĩa của từng từ là:
- Problem: Đưa ra vấn đề.
- Agitate: Phân tích hoặc làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
- Solve: Đưa ra giải pháp hiệu quả cho người đọc.
Ví dụ:
Problem:
Doanh nghiệp của bạn đang gặp phải những khó khăn dưới đây:
- Chạy quảng cáo không ra đơn?
- Làm SEO nhưng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm Google không tăng?
- Chạy quảng cáo “cắn” rất nhiều tiền nhưng không có lượt chuyển đổi nào
- …
Agitate:
Việc gặp phải những vấn đề được nêu ra ở trên sẽ khiến cho doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí, không thu hút được khách hàng và đặc biệt là không bán được hàng. Từ đó, công việc kinh doanh tụt dốc, không xây dựng được thương hiệu và không đủ sức để cạnh tranh trên thị trường.
Solution:
Doanh nghiệp đang gặp phải những vấn đề trên thì giải pháp tốt nhất đó chính là sử dụng dịch vụ của bên thứ 3 như tại Doanh Nghiệp Số. Với đội ngũ Marketing có kinh nghiệm lâu năm, Doanh Nghiệp Số tự tin giải quyết mọi vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Hiện các giải pháp DNS có thể đưa ra đó là:
Công thức S – S – S (3S)
3S được biết đến là một công thức sáng tạo content được áp dụng rộng rãi hiện nay nhờ vào mức độ hiệu quả mà chúng đem lại. Cụ thể, công thức 3S được viết tắt của 3 từ:
- Star: Ngôi sao.
Đối với “Star”, content writer sẽ phải sử dụng một nhân vật cụ thể, người đó có thể là khách hàng, nhân vật trải nghiệm thực tế hay chỉ đơn giản là một nhân vật đem đến cảm giác gần gũi nhất cho người đọc.
Lưu ý: Vì là đoạn mở đầu với một nhân vật cụ thể nên người viết cần đi vào chủ đề chính, tránh lan man, dài dòng và gây khó hiểu cho người đọc.
- Story: Câu chuyện.
Bước tiếp theo, người viết cần dẫn dắt người đọc vào câu chuyện một cách chân thực nhưng vẫn đầy sức hấp dẫn. Điều này sẽ giúp để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc và giữ chân khách hàng ở lại Landing Page lâu hơn.
Qua nội dung kể chuyện đó, “Star” ở phần trên mới tỏa sáng và phát huy tối đa hiệu quả.
- Solution: Giải pháp.
Đây chính là mấu chốt trong bài viết của bạn. Người viết cần sáng tạo nội dung sao cho nhân vật “Star” trải qua “Story” và đã khắc phục được mọi khó khăn với “Solution”.
Bạn cần đặc biệt lưu ý diễn tả một cách chân thật nhất thay vì sử dụng những câu từ mang tính chất ép buộc người đọc mua hàng. Chỉ có như vậy mới giúp content của bạn thu hút được sự chú ý của người đọc và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Đơn giản hóa Landing Page
Một trang đích đơn giản đôi khi chính là một trang đích mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Dù nhìn bình thường nhưng trang đích này đã được loại bỏ đi hết những thứ rườm rà từ bố cục, hình ảnh cho đến cả nội dung.
Nhờ đó, khi khách hàng truy cập Landing Page của doanh nghiệp sẽ tập trung vào nút CTA và thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải thay vì những thứ không quan trọng khác.
Một ví dụ điển hình của Landing Page đơn giản nhưng hiệu quả, truyền đạt được thông điệp rõ ràng nhất chính là Dropbox. Không gian Landing Page của Dropbox không có quá nhiều phần tử nhưng vẫn đủ để chèn thanh điều hướng, hình ảnh và nút CTA để làm tăng tỷ lệ chuyển đổi.
CTA (Call to Action) thuyết phục
Nhiều người cho rằng CTA là phần đơn giản nhất trong việc thiết kế Landing Page. Nhưng trên thực tế, sáng tạo nút CTA không hề đơn giản chút nào. Bởi một CTA hiệu quả phải là một CTA thu hút được nhiều người xem và khiến họ hành động để tạo ra những chuyển đổi cụ thể.
Và sau đây sẽ là một vài yếu tố giúp bạn tạo ra CTA thuyết phục như sau:
- Ngắn gọn nhưng thu hút, dễ hiểu và dễ đọc.
- Tạo được điểm nhấn ấn tượng cho CTA.
- Được đặt ở vị trí nổi bật trên trang.
- Lời kêu gọi hành động có trọng lượng, thúc đẩy người xem click vào.
Cải thiện URL
Cải thiện URL là một trong những yếu tố giúp tăng hạng SEO cho Website cũng như tạo cảm giác thoải mái cho người đọc khi truy cập vào trang đích.
URL dài thường gây khó chịu, đôi khi khiến người đọc và công cụ tìm kiếm nhầm lẫn. Chính vì vậy, sử dụng URL ngắn gọn, đơn giản, dễ nhớ chính là giải pháp giúp tối ưu SEO và Landing Page của bạn.
Đặc biệt, khi chia sẻ URL ngắn trên các trang mạng xã hội hoặc diễn đàn sẽ tạo được thiện cảm và thúc đẩy người dùng click vào hơn.
Một vài lưu ý giúp bạn sửa đổi và cải thiện URL hiệu quả như sau:
- Tất cả các ký tự trong URL cần phải được viết thường.
- Không xuất hiện khoảng trống giữa các từ của URL.
- Giữa các từ cần phải có dấu gạch nối.
Tối ưu SEO Onpage
Tối ưu SEO Onpage đòi hỏi nhà quản trị website cần phải xác định được rõ từ khóa mong muốn đạt thứ hạng. Sau khi xác định, bạn cần thêm từ khóa đó vào trang và bài viết trong Landing Page.
Dưới đây sẽ là một số vị trí bạn cần phải chèn để tối ưu điểm SEO Landing Page, bao gồm:
- Từ khóa chính nằm trong URL.
- Từ khóa chính nằm trong thẻ Title chính.
- Từ khóa chính nằm trong Meta Descriptions (Miêu tả).
- Từ khóa chính nằm trong các thẻ Heading: Thẻ H1, H2, H3,…
Cải thiện tốc độ Load trang
Bán hàng Online qua cửa hàng trực tuyến (Website) ngày càng trở nên phổ biến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mức độ cạnh tranh giữa các shop ngày càng trở nên gay gắt hơn. Bất kỳ yếu tố nào cũng có thể biến thành lợi thế và giúp bạn vượt qua đối thủ. Trong số đó, phải đặc biệt kể đến tốc độ và khả năng tiếp cận trên Website.
Bởi người dùng Internet rất không kiên nhẫn, họ không muốn tốn nhiều thời gian để chờ một website loading. Điều này đã được thể hiện rất rõ ràng qua nghiên cứu của KissMetric với các key chính cần lưu ý đó là:
|
Qua đó, ta có thể hiểu rằng nếu website của bạn tải quá chậm thì tỷ lệ thoát trang sẽ tăng cao và chuyển sang web của đối thủ cạnh tranh với tốc độ tải web nhanh hơn.
Giải pháp để giúp tốc độ tải trang của Landing Page đó là:
- Loại bỏ chuyển hướng, tối ưu URL đích.
- Tối ưu hình ảnh có dung lượng thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Khuyến khích các bạn nên sử dụng hình ảnh có đuôi JPG bởi đây là định dạng ảnh có dung lượng thấp và thân thiện với SEO. Ngoài ra, bạn cũng nên tối ưu chú thích ảnh theo công thức: Viết thường không dấu và nối từ với nhau bằng gạch nối. Ví dụ: Toi-uu-Landing-Page.
- Sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN).
- Nén tập HTML, CSS và JS.
- Lưu bộ nhớ cache vào các yêu cầu phổ biến.
- Nén Gzip.
- Nâng cấp lên máy chủ lưu trữ web.
Áp dụng A/B Testing và đo lường hiệu quả Landing Page
Những dữ liệu tính toán thường là những thông tin có giá trị giúp các bạn phân tích, đánh giá, từ đó tạo ra chiến dịch Marketing hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, để có được chiến dịch tốt nhất thì bạn cần lưu ý một số điều trong quá trình kiểm tra:
- Nơi khách hàng nhấp vào trang.
- Thời gian khách hàng ở lại trên trang là bao lâu.
- Có bao nhiêu khách hàng truy cập Landing Page và chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.
Với 4 số liệu quan trọng cần được đo lường bao gồm:
- Lượt xem trang (Page View)
- Tỷ lệ xem (View – to Submission Rate)
- Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
- Tổng số khách hàng tiềm năng (Total Number of Leads)
Như vậy, với 8 bí quyết tối ưu Landing Page được chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn có thể tự cải thiện trang đích của mình để thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và đạt được tỷ lệ chuyển đổi mà mình mong muốn.
Pingback: Google Smart Shopping là gì? Toàn tập về quảng cáo mua sắm thông minh
Pingback: Google Ads là gì? Những điều cần biết về Google Adwords